Cán cân thương mại ghi lại tất cả xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia ở khoảng thời gian nhất định, cũng như mức trên lệch của chúng. Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế.
Và nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cán cân thương mại là gì? và vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Cán cân thương mại là gì?
Là mức trên lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại bằng với giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu. (CCTM= giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu).

Khi mức trên lệch lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư, còn khi mức trên lệch nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có thâm hụt. Còn khi mức trên lệch bằng 0 thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
Vấn đề xuất nhập khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, vì chúng đôi khi là nguồn thu nhập chủ lực của khu vực hay quốc gia nào đó. Góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế – xã hội.

Vì cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế – văn hóa trong nước, ảnh hướng đến việc làm và cả về đối ngoại.
Xác định nhu cầu tiền tệ của một quốc gia
Cán cân thương mại thặng dư, tỉ lệ xuất khẩu hàng hóa lớn đồng tiền ngoại tệ sẽ chảy vào trong nước nhiều và tiền nội tệ dần tăng lên.
Bởi những giao dịch với nhà cung cấp và tiền lương của nhân viên được thanh toán bằng những đồng ngoại tệ, lúc này nhu cầu đồng nội tệ tăng lên dần dần theo thời gian dài làm tăng đồng nội tệ trên thị trường quốc tế.
Ngược lại khi cán cân thương mại thâm hụt, tỷ lệ nhập khẩu lớn xuất khẩu thì dòng tiền ngoại tệ cần để giao dịch lớn khi đó nhu cầu dòng tiền nội tệ sẽ giảm xuống như vậy sẽ kéo theo tỷ giá hối đoái giảm. Thế nên cán cân thương mại liên quan trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia.
Ảnh hưởng đến nền kinh tế quỹ mô
Khi cán cân thương mại thặng dư thì kinh tế của quốc gia đó đang trên đà phát triển, thu hút FDI lớn. Hỗ trợ giúp đở quốc gia đó cạnh tranh vị thế trên thị trường quốc tế. Còn nếu quốc gia đó đang trong tình trạng thâm hụt thương mại, hay ở tình trạng âm thương mại cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh cần học hỏi và cải thiện để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và cả thị trường xuất khẩu quốc tế.
Thể hiện mức đầu tư thu nhập và tiết kiệm
Cán cân thương mại là thể hiện mức đầu tư thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia, khi quốc gia đó có độ đầu tư cao hơn so với mức độ tiết kiệm thì sẽ có cán cân thương mại thặng dư. Có mức độ đầu tư cao, kéo theo mức thu nhập người dân tăng lên và mức sống ở quốc gia đó được cải thiện và nâng cao, và ngược lại.
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Tỷ Giá hối đoái, xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách tài chính, đây là những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại.

Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn biết đến là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, đây là tỷ giá dùng cho việc trao đổi đồng tiền giữa 2 nước. Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng với một quốc gia và ảnh hưởng nhiều nhất cho cán cân thương mại.
Tỷ giá đồng tiền của quốc gia đó tăng thì khi nhập khẩu hàng hóa sẽ cảm thấy rẻ. Còn khi xuất khẩu hàng hóa thì sẽ trở nên đắt hơn so với hàng hóa ở nước ngoài.
Tỷ giá đồng tiền giảm khi xuất khẩu có nhiều lợi thế, còn nhập khẩu sẽ có bất lợi vì hàng hóa quá đắc.
Nhập khẩu
Khi GDP tăng, chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên khi đó tỉ lệ nhập khẩu sẽ tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó tỉ lệ nhập khẩu còn phụ thuộc vào giá cả tương đối ở hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngoài.
Xuất khẩu
Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại, vì nhập khẩu của nước này là xuất khẩu của nước khác vì vậy phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập và sản lượng của các quốc gia bạng hàng.
Một số nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại
Chênh lệch giữa tiền tiết kiệm và đầu tư, khi đầu tư tăng cao nhiều chính sách tiền tệ được cắt giảm, kéo theo vãi xuất trong nước giảm xuống làm tăng nguồn đầu tư trong nước.
Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc chi ngân sách, chi đầu tư công tăng, thậm chí còn phải thắt chặt chi ngân sách nếu không kiểm soát được lạm phát.

Thâm hụt ngân sách cũng giống như việc thâm hụt cán cân vãng lai. Chính phủ phải tăng chi ngân sách để kịp thời khôi phục lại tình trạng suy thoái kinh tế và đảm bảo thực hiện được mục tiêu.
Chính sách giảm thuế nhập khẩu, Việt Nam và một số nước hiện nay đang bắt đầu thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu theo các thỏa thuận thương mại của khu vực và trong WTO.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, ở Việt Nam hiện nay cơ cấu hàng hóa cũng được coi là vấn đề thương mại, năng lực cạnh tranh hàng hóa ở trong nước còn thấp. Tăng tỷ lệ xuất khẩu cũng là tăng tỷ lệ nhập khẩu vì 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu.
Kết luận
Qua bài viết này mình hy vọng các bạn có thể hiểu về cán cân thương mại tầm ảnh hưởng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế của một quốc gia.